Đang xử lý

Voltaire

( 0 )

François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778; phiên âm tiếng Việt: Vôn-te), nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một đại văn hào, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp. Không những thế, ông cũng viết thơ.

Voltaire hay nói bỡn nhưng rất nhạy bén khi phê bình hay tranh luận. Ông luôn phấn đấu phát huy quyền làm người, bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền được phán xử công minh. Ông thường công khai phát biểu đòi cải cách những bất công trong xã hội mặc dầu lúc bấy giờ triều đình Pháp rất khe khắt với những người chống đối. Qua những bài bình luận có tính châm biếm, Voltaire thường chỉ trích Giáo hội và Nhà nước Pháp thời đó. Phần lớn cuộc đời ông sống trong cảnh đày ải.

Ông được xem như một nhân vật có tiếng và quan trọng lúc sinh thời. Cả thế giới đều biết đến tình bạn giữa ông và nhà vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ - một vị Đại Danh tướng thời đó. Nhà vua Friedrich II Đại Đế là một học trò Hoàng gia của ông.

Voltaire sinh năm 1694 tại thủ đô Paris ra trong một gia đình cha là một quan chức thuế và mẹ là quý tộc dòng dõi. Ông được giáo dục bởi các giáo sĩ dòng Tên, được học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh. Sau này ông còn thành thạo các tiếng Anh, Ý và Tây Ban Nha. Ông ban đầu làm thư ký rồi sau chuyển hẳn sang nghiệp viết. Ông chủ yếu viết văn thơ chỉ trích xã hội đương thời và do vậy bị đày sang Anh Quốc, nơi ông chịu nhiều ảnh hưởng và sau ba năm đi đày ông đã viết Lettres philosophiques (Những lá thư triết học về nước Anh).

Về Pháp ông ở tại lâu đài Château de Cirey tại mạn biên giới giữa vùng Champagne và Lorraine. Chính nơi đây ông bắt đầu quan hệ với Émile của Châtelet, vợ của người chủ lâu đài. Voltaire cùng bà nữ hầu tước này đã sưu tập nhiều sách vở tài liệu và cùng nhau nghiên cứu chúng lại cùng nhau làm thí nghiệm "khoa học tự nhiên" ngay tại lâu đài. Bên cạnh say mê khoa học tự nhiên và là tín đồ của Newton ông cũng nghiên cứu sử học và viết Essay upon the Civil Wars in France (Luận văn về Nội chiến ở Pháp) bằng tiếng Anh. Ông cũng viết về vuaLouis XIV, miêu tả về sự lớn mạnh của nền quân sự nước Pháp thời ấy. Với tiểu sử vua Thụy Điển là Karl XII ông bắt đầu quan điểm phản đối tôn giáo của mình. Tuyệt tác này bị Chính phủ Pháp căm ghét, do ông tỏ ra khiếm nhã khi miêu tả về kẻ thù của vua Karl XII là August II, Tuyển hầu tước xứ Sachsen kiêm vua Ba Lan (một trong những đứa con riêng của vua August II là danh tướng Pháp Maurice de Saxe). Ông rất ngưỡng mộ Quốc vương Karl XII, và ấn tượng sâu sắt trong chiến thắng lừng lẫy của ông vua này trước Nga hoàng Pyotr Đại Đếtrong trận Narva tại Estonia (1700). Ông cùng bà nữ hầu tước còn cùng nhau nghiên cứu triết học, nhất là siêu hình học. Ông cùng nghiên cứu Kinh thánh và cho rằng cần phân tách nhà thờ ra khỏi nhà nước. Lúc này, vua Friedrich Wilhelm I trị vì nước Phổ, và Hoàng thái tửnước ấy là Friedrich đã làm quen với thiên tài văn học Voltaire. Thái tử Friedrich cũng mê say đọc các tác phẩm của ông. Hai người lần đầu tiên trao đổi thư từ vào năm 1736, Voltaire đã viết thư ca ngợi Thái tử Friedrich sẽ là một vị Quân vương triết học sáng suốt.

Vào năm 1740, khi mới 28 tuổi, Hoàng thái tử Friedrich lên nối ngôi, tức là vua Friedrich II Đại Đế của Vương quốc Phổ. Voltaire có viết thơ ca ngợi cuộc đăng quang của vị tân vương sáng suốt. Tuy vị vua - triết gia tiến hành những cải cách tiến bộ đầu tiên, những bạn hữu của nhà vua như Voltaire đều sớm nhận ra rằng nhà vua còn có mối quan tâm khác ngoài triết học. Nhà vua nhanh chóng xua quân tinh nhuệ đánh chiếm tỉnh Silesia giàu mạnh của Đế quốc Áo láng giềng, và giành thắng lợi. Từ năm 1741 cho đến năm 1745 có hai cuộc chiến tranh Silesia đầu tiên, và nhà vua vẫn trao đổi thư từ với Voltaire.

Sau khi Nữ Hầu tước Émile của Châtelet mất, Voltaire sang Phổ chung sống với nhà vua Friedrich II Đại đế - còn gọi là Friedrich Độc đáo. Nay, trong thư gửi cho bạn hữu của ông tại kinh đô Paris, Voltaire miêu tả thành phố Potsdam là miền cực lạc của triết học, và ca tụng vị vua vĩ đại. Ở Hoàng cung khi ấy có một "căn phòng Voltaire". Mặc dù cuộc sống vương giả nhưng ông vẫn giữ thói chỉ trích của mình và với tác phẩm Diatribe du docteur Akakia (Chỉ trích Tiến sĩ Akkakia; tên đầy đủ Histoire du Docteur Akakia et du Natif de St Malo) mà ông phê phán vị Viện trưởng Viện Hàn lâm Berlin là Maupertius, Voltaire đã khiến vua Friedrich II Đại Đế nổi giận. Ông quay về Pháp nhưng vua Louis XV của Pháp cấm ông trở về thủ đô Paris nên ông quay sang Genève. Tuy ban đầu được đón chào nhưng ông lại viết luận văn chỉ trích triết học của Gottfried Leibniz qua tác phẩm Candide, ou l'Optimisme (Ngay thẳng, hay lạc quan; 1759) và ông lại rời thành phố.

Sau bất hòa vào năm 1753, nhà vua Friedrich II Đại Đế do ngưỡng mộ thiên tài của ông nên đã trao đổi thư từ với ông, lập lại tình bạn. Vào năm 1756, cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ, quân Phổ bị quân Áo đập tan tác trong trận Kolín (1757). Nhưng nhà vua nước Phổ sẵn sàng thà chết còn hơn nhượng tỉnh Silesia cho giặc, và Voltaire cho rằng, năm xưa, một tiên vương của Vương triều Brandenburg - Phổ từng bị mất đất đai chiếm được, nhưng vẫn giữ mãi vinh dự lớn lao, và nay, nhà vua vẫn luôn luôn có thể "đóng một vai trò lớn lao ở châu Âu". Nhà vua rất thích lời khuyên này của ông. Vào năm 1758, ông cũng trao đổi thư từ với nhà vua, để tìm hiểu những đức tính cao đẹp của nhà vua. Tương tự vào năm 1760, nhà vua nước Phổ gửi thư cho ông. Đến năm 1762, cuối cùng thì nhà vua đã đại phá quân Áo trong trận đánh tại Freiberg và ký kết Hiệp định Hubertusburg vào năm 1763, giữ vững được toàn bộ đất nước Phổ. Dù có vài vụ chia rẽ đầy tai tiếng, tình bạn giữa hai vĩ nhân này vẫn được giữ vững cho đến khi Voltaire qua đời vào năm 1778. Mở đầu từ thập niên 1730, tình bạn thân thiết của họ, với một loạt thư từ được trao đổi giữa hai bên, kéo dài đến hơn 40 năm trời. Đây là một tình bạn nổi tiếng giữa vị vua nước Phổ và một trong những ngôi sao sáng chói nhất của trào lưu Khai sáng trong nhiều năm.

Sinh thời, Voltaire không những có tình bạn với Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ, mà cũng trao đổi thư từ với Nữ hoàng nước Nga là Ekaterina II Đại Đế. Nữ hoàng thán phục thiên tài văn học và tầm nhìn xa trông rộng của ông, và ông cũng gọi Nữ hoàng là "Nữ vương Semiramis của phương Bắc" (Semiramis là một vị Nữ vương huyền thoại của xứ Assyria xưa). Tuy nhiên, ông không hề nói thế trong những lá thư gửi cho Nữ hoàng Ekaterina II Đại Đế, vì ông có viết vở bi kịch Sémiramis kể về một vị Nữ vương giết chồng cướp ngôi. Trong khi Nữ hoàng nước Nga đã soán ngôi của chồng của Nga hoàng Pyotr III vào năm 1762. Ông còn ủng hộ Nữ hoàng đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ hung bạo ra khỏi châu Âu và chia cắt Ba Lan vào thập niên 1770. Có lần ông còn gọi Nữ hoàng là Tomyris, theo tên một vị Nữ vương xứ Scythia đã đánh tan tác đại quân Ba Tư của Hoàng đế Cyrus Đại Đế. Ông cũng trao đổi thư từ với nhà ngoại giao người Anh là William Hamilton vào năm 1773.

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận