Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Gĩa biệt hoang vu của nhà báo Nguyễn Hàng Tình là tập ký sự tập hợp nhiều bài viết của tác giả từ năm 1997 đến nay. Các bài báo được đăng trên nhiều tờ báo và tạp chí như Pháp Luật TP.HCM, Văn Nghệ Trẻ, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Đầu Tư, Sài Gòn Tiếp Thị, Lao Động… đã tỉnh thức và làm xôn xao dư luận. Tác phẩm được trao giải “Sách hay năm 2013”.
Tập sách gồm 38 ký sự, chia làm 3 phần Những mảnh hồn của núi, Lưu lạc, Trần trụi thở. Với lối kể chuyện thực tế, ghi chép tỉ mỉ Nguyễn Hàng Tình dẫn dắt độc giả khám phá những góc khuất của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ với những điều xưa cũ, hoang vu nhưng lại rất mới mẻ với người đọc. Đó là những câu chuyện về những người mẫu dân tộc thiểu số giữa núi rừng, những con thác, khu rừng đang hàng ngày biến mất, những địa dạnh bao kỷ niệm đang dần bị lãng quên, những con người thầm lặng đánh bắt cá, nuôi ong, nuôi bò, nài voi, bảo vệ rừng, trồng nho, thêu tranh… với những câu chuyện về đời về nghề đầy cay đắng, khổ cực mà cũng không thiếu những hy vọng vào ngày mai tươi sáng…
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn,Phương Nam Book
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 3.08MB
Đánh giá của KOMO
Tập sách gồm 38 ký sự, chia làm 3 phần: Những mảnh hồn của núi, Lưu lạc, Trần trụi thở. Với gần 400 trang sách, Nguyễn Hàng Tình dẫn dắt độc giả khám phá những góc khuất Tây Nguyên mà sách vở, báo chí, truyền thông chưa từng nhắc đến.
Đó là…
Chú tê giác cuối cùng đã bị bắn hạ (Rời rừng đi, K’ Giang ơi!). Những con voi bị quật mồ để lấy trộm xương, lông (Người nài voi cuối cùng). Rừng thông đỏ nguyên sinh vô giá - niềm ao ước của thế giới bị lâm tặc cày nát (Thiên hạ oanh tạc “kho thuốc xanh” chữa bệnh ung thư). Cổ tháp Chăm đã chết, mà cái xác “còn trơ lạnh ẩn đó cho tha nhân xài xể, ngược đãi (Sự suy tư của cổ tháp giữa rừng già). Ngành đường sắt hạ lệnh thanh lý tuyến xe lửa răng cưa - một trong những di sản đáng tự hào của người Việt còn mằn mặn “máu, nước mắt, mồ hôi và cả tủi hờn của những người phu đường ngày ấy” không giải thích, không tiếc thương (Con đường sắt nối biển và hoa tan như sương khói). Kéo theo đó là là cây cầu ba nhịp diễm lệ Dran cũng bị triệt phá nốt, khiến “cả thị trấn Dran giận dữ, cả thị trấn Dan xôn xao, cả thị trấn Dran nghiến răng cười, cả thị trấn Dran buồn” (Cái chết của cây cầu trăm tuổi).
Tê giác, voi rừng bị giết, rừng già bị tàn phá làm tan tác từng mảnh hồn Tây Nguyên trong gió cháy. Còn nghệ sĩ nhiếp ảnh thì có thể lấy cái lụi tàn này làm “cảm hứng sáng tạo” cho những tấm ảnh đoạt giải FIAP danh giá (Người mẫu ở rừng). Trộm cướp thì có thể quật mồ voi, vét chút xương voi, lông voi cũng đủ “phất” , thương lái bán buôn thì tha hồ một vốn tám chín lời… Có thể nói Giã biệt hoang vu là tiếng cồng chiêng tiễn biệt núi rừng hoang sơ đang dần mai một.
Nhưng Giã biệt hoang vu chẳng phải chỉ có buồn bã thê lương. Hãy đọc Trên thảo nguyên M’Drăk để cảm nhận cuộc sống phóng khoáng tự do của dân du mục. Họ cần thảo nguyên như cần máu thịt, sống với nghề chăn bò như sống cùng hơi thở. Hãy đọc Hành giả phiêu bạt để biết trên những nẻo đường Sài Gòn - Đà Lạt đang có một người tu hành rong ruổi nhập thế đầy nhiệt huyết, hăm hở, “gió sương bên đường để hiểu tâm”… Đó là một vài khúc vui lạc giữa điệu buồn, nhưng đủ cho người ta cảm động và có thể là hành động để hy vọng vào sự thay đổi.
Nhận định chuyên gia
Vnexpress - Tây Nguyên buồn trong 'Giã biệt hoang vu'
Tập ký sự của Nguyễn Hàng Tình đắng như ly cà phê Ban Mê, thăm thẳm như gió núi đại ngàn, bi tráng như tiếng gầm của voi thiêng...
Thể thao văn hóa - Nguyễn Hàng Tình và 'Giã biệt hoang vu': Dĩ vãng tìm đâu thấy
Giã biệt hoang vu là cuốn sách có nhiều bài báo giàu chất văn, đi sâu vào số phận con người khiến người đọc đắn đót trong lòng như thế.
Sài Gòn tiếp thị - Theo chân kẻ lữ hành
Trong những thiên phóng sự, bút ký của Nguyễn Hàng Tình, nhân vật dù là anh chàng mười sáu tuổi đánh xe thổ mộ ở thị trấn Dran hay nhà sáng chế chiếc máy gặt lúa, từ ông chủ nông trại nho gốc Pháp tại Tà Nung hay một hành giả chủ trang trại lan trên cao nguyên Lang Biang... tất cả đều mang trong mình cái gai góc của những sinh phận quen phiêu lưu và phần nào đó, họ có cái kiêu hãnh trong cô đơn, tự do trong dấn thân. Và nữa, họ có cái nghệ sĩ tính trong hành xử với cuộc đời. Những trang ký sự nhân vật không chỉ mô tả rõ nét chân dung, tâm hồn con người, mà phản chiếu bóng dáng tính cách, gửi gắm suy tư của người viết, một nhà báo độc lập tìm thấy sự chia sẻ trong khát vọng, ý hướng sống.
Huỳnh Sơn Phước, nguyên thành viên Viện IDS, nhà báo
Giã biệt hoang vu được ví như cuốn sách trắng của Yang, một giao ước chung thân của tác giả với rừng núi, sông suối, thân thể đất, tâm hồn người ở một Tây Nguyên ngày nay.
Pháp luật Tp. HCM - Giã biệt hoang vu - một cuốn sách “dữ và lạ”
Cuốn sách của Nguyễn Hàng Tình “dữ” mà không buồn. Dưới tất cả sự kiện bi tráng, cả đau đớn, nó nói, không tô vẽ, không ve vuốt, về những con người hôm nay đang sống và vật lộn trên đó, ngã xuống rồi lại khó nhọc đứng lên…
Cuốn sách này rất dữ mà lạ là nó lại khiến ta tin. Bởi, chọc thủng màn “exotique” vốn là những thứ bề ngoài, thứ lừa mị, nó nói về những con người.
Và không thể đánh bại được con người.
Người Tây Nguyên càng không.
Người lao động - Giã biệt hoang vu - Nước mắt núi rừng
Giã biệt hoang vu là một cuộc dấn thân đi xuyên qua núi, qua rừng, xuyên qua cả những giá trị văn hóa ngàn đời để nhận diện nỗi đau, nước mắt, mất mát và cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt của con người giữa thiên nhiên hoang dã.
…Giã biệt hoang vu như đưa người đọc đến với những thế giới khác, nhìn thấy những hiện thực đau xót đến ngỡ ngàng.
Nhận xét độc giả
Thảo luận