Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Tây du ký là bộ tiểu thuyết thần thoại xoay quanh hành trình gian nan trắc trở trên con đường sang Tây Thiên thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và chú ngựa Bạch Long Mã.
Để thỉnh được chân kinh, các thầy trò đã cùng nhau trải qua 81 kiếp nạn khổ sở. Trên hành trình vạn dặm, đối mặt với vô vàn khó khăn, gian khó của hồng trần, lại bị yêu ma quỷ quái hãm hại đôi lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng bằng sự bền bỉ, lòng quyết tâm cũng như nhờ sự trợ giúp của những thế lực khác, cuối cùng họ cũng đã thỉnh được chân kinh về phổ độ cho chúng sinh thoát khỏi mê độ, tìm được đến bến cực lạc an vui.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 1.36MB
Đánh giá của KOMO
Tây du ký – hành trình thỉnh kinh đầy gian khổ, chống chọi với các thế lực yêu ma, quỷ quái hay là hành trình đấu tranh hướng về bản ngã cá nhân, cũng là vươn đến chân, thiện, mỹ!
81 kiếp nạn của Tây du ký là 81 câu chuyện vừa độc lập lại vừa có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là cuộc tranh đấu giữa chính nghĩa và gian ác trong một thế giới thần thoại kỳ bí. Ở đó, yêu ma quỷ quái trùng trùng điệp điệp với vô số mưu gian, kế hiểm hòng bắt được Đường Tăng phục vụ mục đích cá nhân của chúng. Nhưng giữa rừng mưu mô quỷ quyệt ấy, Đường Tăng luôn cùng các sư đồ của mình dễ dàng vượt qua?
Bằng một lối kể chuyện vô cùng thâm thúy, tinh diệu Ngô Thừa Ân thực sự đã biết giấu những vấn đề lớn, cấp thiết bên trong những câu chuyện đầy kịch tính, với những pha hành động đẹp mắt, những thuật chiến đấu phi thường, tưởng chừng như chỉ để giải trí. Vượt lên trên mọi hư cấu văn chương của Tây du ký với tài hí lộng chữ nghĩa của Ngô Thừa Ân, cuộc thỉnh kinh của Đường Tăng thực chất là gì?
Đó không còn là câu hỏi cho tác giả mà đã trở thành câu hỏi mỗi độc giả tự vấn bản thân mình. Cuộc thỉnh kinh chính là hành trình đầy trắc trở của mỗi người trong chúng ta truy tầm Chân lý, chính là Đạo theo quan niệm của Lão tử, là Bản lai diện mục trong Phật giáo, hay chính là Nhân bản của đạo Cao Đài vốn dĩ đã sẵn tàng ẩn trong mỗi con người. Chỉ vì một lẽ duy nhất, mỗi một người trong chúng ta đều là Đường tăng và đều luôn chiến đấu để trở về với chính mình.
Tác giả Ngô Thừa Ân qua Tây du ký đã ám chỉ: Thiên Trúc là thân ta, thân ta là Thiên Trúc. Kinh báu chùa Lôi âm là hình ảnh tượng trưng cho Chân lý, nó nằm trong tự thân nội thể con người. Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người, là hành trình phản tỉnh nội cầu, quay lại nhìn vào chính nội thân của mình, tìm thấy trong chính ta cái chân lý: Người là một thiêng liêng tại thế, cùng với Trời đồng thể linh quang!
Thế nhưng, cái kết thúc của truyện: “kinh vô tự, kinh hữu tự”, thực sự là một kết thúc cần suy ngẫm. Lẽ nào cuối cùng, sau bao nhiêu tranh đấu kịch liệt để được trở về với sự thiện lương, về với cái đẹp vĩnh hằng của lòng chân chính, người ta đành chấp nhận chuyện “hối lộ bát vàng” để có được chân kinh? Chân kinh chỉ có thể có được khi hối lộ? Vấn đề thời đại, lịch sử, xã hội cùng những vấn đề thuộc về đạo đức, giáo dục, lòng tin, sự tôn nghiêm thiết nghĩ cũng cần được suy xét đúng mực.
Nhận định chuyên gia
Lê Anh Dũng
Muốn đọc Tây du, hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấy bốn chữ ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời).
Như chép ở kinh Viên giác, Phật bảo lấy ngón tay chỉ trăng, nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết rằng phương tiện để chỉ trăng rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Trang tử khuyên: “Có nơm vì cá, đặng cá hãy quên nơm. Có dò vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò. Có lời vì ý, đặng ý hãy quên lời.”
Thích Nhật Từ
Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu “thấy ai sang bắt quàng làm họ” đi vào ngõ cụt của bế tắc, của sự phản lại đạo đức cuộc sống.
Nhận xét độc giả
Thảo luận